Tại phiên họp, các nhà lãnh đạo đã cùng nhau thảo luận các biện pháp ứng phó với các cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ, diễn ra ngày càng thường xuyên, trong nhiều lĩnh vực như lương thực, y tế, kinh tế - phát triển... Các nhà lãnh đạo G7 và khách mời cũng tập trung thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác, thúc đẩy phục hồi kinh tế và phát triển bền vững.
Các ý kiến thảo luận nhấn mạnh thế giới đang đứng trước nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng đan xen, trong đó có nguy cơ nợ tăng cao ở nhiều nước nghèo và đang phát triển, khoảng cách phát triển và bất bình đẳng gia tăng; nhấn mạnh cần đặt phát triển làm trung tâm, tăng cường các sáng kiến huy động nguồn lực, thúc đẩy hợp tác công – tư trong phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có triển khai sáng kiến Đối tác cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu (PGII) của G7.
Các nhà lãnh đạo đã chia sẻ quan điểm và đưa ra các giải pháp tạo thêm các động lực mới cho Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, trong đó chú trọng huy động nguồn lực của khu vực tư nhân, tăng cường tài chính cho phát triển, cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, bảo đảm minh bạch về nợ, tiếp tục hợp tác y tế và bình đẳng giới. Phiên họp đã tán thành triển khai mạnh mẽ Tuyên bố hành động Hiroshima về an ninh lương thực tự cường toàn cầu theo sáng kiến của Nhật Bản.
Trong phát biểu quan trọng tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng cảm ơn Chính phủ Nhật Bản và Thủ tướng Fumio Kishida về những tình cảm tốt đẹp, sự hiếu khách và tổ chức, thu xếp hết sức chu đáo cho Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng. Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ bối cảnh chưa có tiền lệ hiện tại đòi hỏi phải hành động vượt ra ngoài tiền lệ với cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân và đề cao chủ nghĩa đa phương; nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết là thúc đẩy và tạo ra những động lực mới cho phục hồi tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu theo hướng xanh hơn, sạch hơn, bền vững hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất cần nâng cao hiệu quả quản trị kinh tế toàn cầu, tăng cường phối hợp chính sách, nhất là về lãi suất, tài chính – tiền tệ, thương mại và đầu tư, cải cách hệ thống thương mại đa phương với vai trò trung tâm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh sáng kiến của G7 về PGII; đề nghị G7 tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển thông qua cung cấp tài chính xanh, hợp tác phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược, nhất là về giao thông.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nêu thông điệp về thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu thực chất, hiệu quả hơn, nhấn mạnh đề cao đoàn kết quốc tế, kiên trì hợp tác đa phương là chìa khóa để giải quyết các thách thức phức tạp hiện nay, đồng thời cần bảo đảm lấy người dân là trung tâm, động lực, chủ thể, nguồn lực và mục tiêu của phát triển.
Nguồn bài viết : Lập trình cờ bạc online